Trực Ninh “mở đường” để “tam nông” cất cánh
Cập nhật lúc 16:35, ngày 20/12/2022 (GMT+7)
Năm 2022, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, huyện Trực Ninh về đích nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra với 100% xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt NTM nâng cao; tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu: Xây dựng nông thôn hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có điều kiện sống tiệm cận với đô t



Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại xã Trực Hùng. 

“Chìa khóa” để 100% các xã, thị trấn về đích NTM nâng cao 

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, TUV, Bí thư Huyện ủy cho biết: “Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trực Ninh lần thứ XXV, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành các Nghị quyết chuyên đề và Chương trình trọng tâm toàn khóa giai đoạn 2020-2025. Trong đó, Huyện ủy ban hành Chương trình số 05-CTr/HU về “khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, liên kết sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP huyện Trực Ninh, giai đoạn 2020-2025”, nhằm tiếp tục tạo bước chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2025 và đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trước năm 2030”. Để thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu trên, huyện đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với đề án, lựa chọn quy hoạch các vùng sản xuất có điều kiện tự nhiên thuận lợi làm địa điểm thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận ruộng đất thông qua các hình thức thuê đất, nhận chuyển nhượng và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP mang bản sắc của huyện Trực Ninh. Lựa chọn bộ giống cây trồng, con nuôi đặc trưng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu cho các sản phẩm chủ lực. Hình thành, mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, sức lao động. Phát triển mạnh trang trại sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp thông qua hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và nhóm hộ, tổ chức các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu mối, định hướng cho nông dân và HTX về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản.

Năm 2022, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và đạt những kết quả quan trọng, hoàn thành và vượt 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2.203 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng diện tích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất lúa là 874ha, trong đó có 701,5ha được liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Trực Ninh, Công ty TNHH Cường Tân, Công ty Cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), Công ty TNHH Toản Xuân, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh seed, HTX dược thảo Hoàng Thành. Các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa được áp dụng và mở rộng nhanh trong sản xuất; toàn huyện có 362 máy làm đất các loại, 123 máy gặt đập liên hoàn, 74 máy cấy mạ khay các loại, đảm bảo tỷ lệ cơ giới hóa: Khâu làm đất, thu hoạch đạt 100% diện tích; gieo mạ khay - cấy máy đạt 9% diện tích tại 15 xã, thị trấn. Việc áp dụng đồng bộ cơ giới các khâu từ làm đất, gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch làm giảm được khoảng 10% chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt 3.669,1 tỷ đồng, bằng 116,4% so với cùng kỳ năm 2021. Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và công tác thu gom, xử lý rác thải; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý 95%, đạt kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, vượt kế hoạch; tạo việc làm mới 3.800 lao động, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 (trừ số hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động) là 1,53%. 21 xã, thị trấn đạt NTM nâng cao.

“Mở đường” để “tam nông” cất cánh

Đồng chí Lưu Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh cho biết: “Để mở hướng cho “tam nông” Trực Ninh cất cánh, UBND huyện Trực Ninh ban hành Kế hoạch số 54 về Thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 90 ngày 5-12-2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện Trực Ninh theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân khoảng 2,0-2,5%/năm; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 10% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là nông sản) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 85%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp trên 1,7 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn dưới 0,15%. Có 100% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 

Huyện tập trung phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi liên kết bền vững, áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, phát triển công nghiệp chế biến nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả sử dụng khoảng 6.000ha đất trồng lúa với diện tích gieo trồng 12 nghìn ha/năm, sản lượng thóc 65 nghìn tấn trở lên, đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho các địa bàn khác; trong đó, lúa chất lượng cao khoảng 8.500 ha/năm, sản lượng 48 nghìn tấn/năm; lúa đặc sản khoảng 2.100 ha/năm, sản lượng 9.000 tấn. Tỷ lệ gieo trồng lúa chất lượng cao đạt trên 70%, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận từ 90% trở lên. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình OCOP. Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật bao bì nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng hiệu quả, hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 10 nghìn tấn trở lên; trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 7.000 tấn, khai thác thủy sản đạt 3.000 tấn. Phát triển và hướng đến đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng khuyến khích, hỗ trợ nông dân và các chủ trang trại thành lập HTX kiểu mới theo luật. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp liên kết với HTX và hộ sản xuất cá thể hình thành các chuỗi khép kín từ sản xuất nguyên liệu tới chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế của huyện đảm bảo truy xuất nguồn gốc nông sản; tích cực thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân./.

Bài và ảnh: Việt Thắng

Nguồn: baonamdinh.com.vn