LỜI GIỚI THIỆU

 Giai cấp nông dân và Hội Nông dân tỉnh Nam Định

 

Từ ngày có Đảng và từ trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ tĩnh (1930 - 1931) phong trào khởi nghĩa của nông dân Tiền Hải Thái Bình và tiếng trống Bồ Đề của Nông dân Hà Nam đã lan toả đến nông dân Nam Định do bọn địa chủ, cường hào phong kiến phản động cấu kết chặt chẽ với bọn thực dân phong kiến chiếm đoạt ruộng đất bóc lột, thuế khoá nặng nề khiến cho đời sống của nông dân vô cùng cay đắng, tủi nhục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân Nam Định đã tập hợp lại trong các tổ chức như: Hội cấy, Hội hiếu hỉ, Nông hội, đấu tranh mạnh mẽ đòi quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc trong điều kiện hết sức khó khăn, địch điên cuồng khủng bố, nhưng hàng ngàn Nông dân Nam Định vẫn giương cao cờ, biểu ngữ, biểu tình tuần hành đòi giảm sưu cao, thuế nặng ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và phong trào nông dân Tiền Hải - Thái Bình. Lúc này bên cạnh việc thành lập các chi bộ Đảng thì tổ chức Nông Hội đỏ cũng đã được thành lập và hoạt động tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nông dân khắp nơi trong tỉnh đã chớp thời cơ cùng với các đội tự vệ đỏ, Công Hội đỏ và lực lượng vũ trang đứng lên tổng khởi nghĩa lật đổ “Ách thống trị của phát xít, thực dân, phong kiến” giành lại chính quyền về tay nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sau khi giành được chính quyền và chính quyền Cách mạng vừa được thành lập còn non trẻ đã phải đương đầu với muôn vàn thử thách thù trong giặc ngoài. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ và Trung ương Đảng, Nông dân Nam Định đã anh dũng đứng lên cùng nhân dân cả nước huy động sức người, thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nông dân Nam Định đã đóng góp hơn 70 ngàn tấn lương thực, tiễn đưa hơn 18 ngàn thanh niên tòng quân giết giặc và hơn 2 vạn dân công hoả tuyến, TNXP…

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cùng cả nước bước vào giai đoạn mới đó là thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam.

Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, nông dân Nam Định đã tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chống mù chữ, đói nghèo, bệnh tật, chống âm mưu dụ dỗ di cư vào Nam. Trong cải cách ruộng đất, xây dựng HTX nông nghiệp, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã được nông dân Nam Định tích cực hưởng ứng, các phong trào như xây dựng HTX, thi đua: “Vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã được phát động rộng rãi trong nông dân thực hiện có hiệu quả. Nhiều điển hình mới về nông nghiệp xuất hiện, năng suất lúa đạt dược đỉnh cao mới. Từ năm 1965 - 1975 nông dân Nam Định nói riêng nông dân Nam Hà nói chung (sát nhập Nam Định với Hà Nam đổi tên thành Nam Hà từ tháng 4/1965 đến cuối năm 1976) sát cánh cùng toàn dân, toàn quân vừa sản xuất vừa chiến đấu “Tay cày, tay súng” đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, cùng bộ đội chủ lực bắn cháy hàng trăm máy bay, tàu chiến của địch.

Sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nông dân lại tích cực khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, dồn sức chi viện cho miền Nam, góp phần cùng toàn dân tộc làm nên chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Nam Định (chủ yếu là nông dân) đã đưa hơn 164 ngàn con em lên đường tòng quân giết giặc, chi viện mỗi năm hàng trăm ngàn tấn lương thực và thực phẩm cho chiến trường.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cùng với việc tham gia xây dựng HTX, nông dân Nam Định nói riêng, nông dân Hà Nam Ninh nói chung (từ cuối năm 1976 sát nhập tỉnh Ninh Bình với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh đến tháng 4 năm 1992) tiếp tục được tập hợp nông dân tham gia tổ chức “Hội Nông dân tập thể” và tiếp đó là Hội liên hiệp nông dân tập thể. Đặc biệt là từ khi thực hiện Chỉ thị 100 (8/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 10 (4/1988) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, được giai cấp nông dân đồng tình hưởng ứng, Nghị quyết 10 của Đảng như đã thổi một luồng gió mới đến với người nông dân cả nước nói chung và nông dân Nam Định nói riêng. Và cũng từ đó, đời sống nông dân được cải thiện, phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh mẽ.

Từ tháng 4 năm 1992 tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình (tỉnh Nam Hà từ tháng 4 năm 1992 đến tháng 4 năm 1997). Từ tháng 4 năm 1997, tỉnh Nam Hà tách thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam.

Qua thời gian phấn đấu xây dựng, Hội Nông dân tỉnh Nam Định đã tổ chức thành công 10 kỳ Đại hội đại biểu, đó là những mốc son, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của các cấp Hội trong tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời kỳ cách mạng.

Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, do có những thành tích xuất sắc  đóng góp vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và phong trào nông dân cả nước. Hội Nông dân Nam Định đã được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Lao động (Năm 1995 Huân chương Lao động Hạng ba, năm 2000 Huân chương Lao động Hạng nhì, năm 2005 Huân chương Lao động Hạng nhất), cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ năm 2007 và nhiều năm liên tục được UBND tỉnh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc.

Đặc biệt ngày 13 tháng 08 năm 2012, Hội Nông dân tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước ký Quyết định số 1170/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BAN CHUYÊN MÔN

* Ban Xây dựng Hội

(Trên cơ sở sáp nhập Ban Tổ chức Kiểm tra với Ban Tuyên huấn)

1. Chức năng

- Tham mưu công tác xây dựng, củng cố, tổ chức Hội; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội; giám sát và phản biện xã hội,tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.

- Tham mưu, đề xuất, tổ chức qán triệt, triển khai công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Hội.

- Nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân để phản ánh, tham mưu kịp thời với các cấp Hội có biện pháp giải quyết.

- Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quyết định 217 của Bộ Chính trị; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị.

- Thực hiện tốt chương trình phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ hội viên nông dân và tổ chức xây dựng Hội; công tác khoa học công nghệ và tham gia thực hiện bảo đảm quốc phòng an ninh.

- Thực hiện công tác văn phòng Đảng đoàn

2. Nhiệm vụ

- Tham mưu nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tổ chức hướng dẫn các nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa cho hội viên, nông dân.

- Tham mưu, triển khai thực hiện công tác tổ chức xây dựng Hội và hội viên; rà soát, đánh giá lại chất lượng tổ chức cơ sở Hội và hội viên; xây dựng hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của Trung ương Hội và Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội, tham mưu tổ chức bộ máy cơ quan; công tác quy hoạch,đề bạt, luân chuyển, đánh giá cán bộ và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động; Hiệp y công tác cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp;

- Là cơ quan thường trực của Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh, tham mưu công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội; các chỉ thị, nghị quyết trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; giám sát và phản biện xã hội trong việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Tham mưu giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân thuộc thẩm quyền của Hội; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân; tham gia tiếp dân theo lịch của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

- Tham mưu triển khai các chương trình hành động của Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Nam Định. 

- Hướng dẫn việc theo dõi, quản lý, phát triển hội viên; việc thu và sử dụng hội phí, quỹ hội. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tình hình tổ chức Hội (tỉnh, huyện, cơ sở); hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở;

- Theo dõi và tng hp kết qu kê khai tài sn, thu nhp ca cán b cơ quan theo quy định.

- Tham mưu thực hiện, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, công chức viên chức, người lao động cơ quan như: chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

- Tham mưu duy trì các hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của hội viên nông dân; đề xuất giải pháp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nông dân. Định kỳ đề xuất với cấp ủy chính quyền tổ chức đối thoại với nông dân.

- Tham mưu giúp Ban biên tập xây dựng và tổ chức phát hành cuốn Bản tin nông dân Nam Định định kỳ; quản lý, duy trì trang website hoinongdannamdinh.org.vn và facebook Nông dân Nam Định của Hội.

- Tham mưu, tổ chức thực hiện nội dung chương trình phối hợp với lực lượng vũ trang (gồm Quân sự; Bộ đội Biên phòng; Công an); ngành khoa học công nghệ và các sở, ngành có liên quan.

- Tham mưu tổng hợp cho Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác cán bộ; công tác Hội và phong trào nông dân theo quy chế làm việc của Đảng đoàn.

* Ban Kinh tế - xã hội

1. Chức năng

Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh: Phát động và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộigắn với công tác xây dựng tổ chức Hội; Đề xuất, kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách về các lĩnh vực kinh tế-xã hội, dân số, gia đình, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tham mưu xây dựng các nội dung ký kết chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh.

2. Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

- Tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện phát triển các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, các dự án về phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương Hội và của tỉnh.

- Hướng dẫn xây dựng, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường; sản xuất nông nghiệp an toàn; tuyên truyền vận động hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Tổ chức các hoạt động thực hiện những nội dung công tác xã hội trên địa bàn nông thôn.

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và các vấn đề xã hội ở nông thôn.

* Văn phòng

1. Chức năng

- Tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh tổ chức điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo. Thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

- Phục vụ các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

- Quản lý tài sản, tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các ban, đơn vị trực thuộc.

2. Nhiệm vụ:

- Tham mưu xây dựng chương trình công tác của cơ quan hàng tuần, tháng, quý, năm. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chương trình công tác đã được phê duyệt.

- Tham mưu triển khai Quyết định 673-QĐ/TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 42-KH/UBND, ngày 20/5/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

- Thu thập, xử lý thông tin, soạn thảo các báo cáo sơ, tổng kết, công tác tuần, tháng, quý, năm để trình Ban Thường vụ, lãnh đạo cơ quan. Thông báo, truyền đạt các văn bản chỉ thị của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, lãnh đạo cơ quan đến các Ban chuyên môn, các huyện, thành Hội và các đơn vị liên quan.

-Thực hiện công tác Văn thư, Lưu trữ của ngành và của cơ quan, quản lý công tác quản trị mạng và công nghệ thông tin, quản lý và phát hành các văn bản đi, đến theo đúng quy định. Tham mưu, chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức các cuộc họp của ngành và của cơ quan.

- Trực tiếp điều hành công tác hành chính, nội vụ, tổng hợp, tham mưu giúp Thường trực điều hành thu, chi tài chính theo phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động của ngành;đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động Thường trực và các Ban chuyên môn.

- Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của cơ quan.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổ chức các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ xây dựng kế hoạch và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của ngành và của cơ quan.

-Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo sự uỷ quyền của thường trực; xây dựng cơ bản, quản lý, mua sắm, sửa chữa tài sản và các phương tiện làm việc; dự toán, quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm với ngân sách Nhà nước, đảm bảo công tác bảo vệ trật tự an toàn cơ quan; quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cơ quan.

* Trung tâm Hỗ trợ Nông dân

(Trên cơ sở đổi tên Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ Nông dân)

1. Chức năng

- Là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hạch toán độc lập (đơn vị cấp 2) thuộc Hội Nông dân tỉnh; có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

- Tham mưu, triển khai và tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, tư vấn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động…giúp nông dân phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

- Thực hiện các hoạt động đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, tổ chức các hoạt động dạy nghề theo quy định của luật dạy nghề; Phối hợp với các học viện, trường đại học hỗ trợ tư vấn tuyển sinh cho cán bộ, con em và hội viên nông dân nâng cao trình độ.

2. Nhiệm vụ

- Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của Trung tâm theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật.

- Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Nam Định tại xã Nam Phong - thành phố Nam Định theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu, triển khai thực hiện Kết luận số 61 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ; Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

- Tổ chức triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như: hỗ trợ vốn; Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp: thức ăn, thuốc, chế phẩm, phân bón, cây con giống các loại,máy nông nghiệp…; Hỗ trợ nông dân quảng bá tiêu thụ nông sản, thông tin thị trường, giá cả cho nông dân, xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sảncho nông dân;Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học trong sản xuất nông nghiệp điển hình cho nông dân tham quan học tập, giúp nông dân sử dụng vốn đạt hiệu quả. Tích cực khai thác các nguồn lực từ bên ngoài, quản lý và thực hiện các chương trình dự án trong và ngoài nước.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh triển khai các hoạt động trong quản lý, điều hành, xây dựng và tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh, nhất là tăng trưởng nguồn quỹ từ ngân sách.

- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tín chấp và nhận ủy thác vốn vay cho hội viên nông dân.

- Theo dõi, tổ chức thực hiện và quản lý trực tiếp các dự án 120 (vốn vay từ quỹ quốc gia Giải quyết việc làm) nguồn ủy thác từ Trung ương Hội. Xây dựng triển khai thực hiện các dự án, đề án của Hội.

- Hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà khoa học đối với nông dân, nông nghiệp thông qua các hợp đồng liên doanh, liên kết; Tham mưu kết nối, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

- Triển khai, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề và phối hợp với các Ban của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các sở, ban, ngành ở địa phương đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề cho nông dân; Phối hợp các học viện, các trường đại học, cao đẳng tư vấn, tuyển sinh học tập nâng cao trình độ cho cán bộ, hội viên và con em.

- Phối hợp các Sở, ngành, các trung tâm, các tổ chức, doanh nghiệp tư vấn việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động, phối hợp tổ chức cho hội viên nông dân và con em hội viên đi xuất khẩu lao động.

- Định kỳ hàng quý, sáu tháng, hàng năm báo cáo về hoạt động của Trung tâm với cơ quan có thẩm quyền quản lý và Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh theo dõi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

(Trích Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII)

 

* Chức năng

1. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

2. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối Đại đoàn kết toàn Dân tộc.

3. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

* Nhiệm vụ

 1. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.

2. Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới.

3. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên nông dân. Trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

4. Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

5. Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội.

6. Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ trong khu vực và trên thế giới./.

HỘI NÔNG DÂN QUA CÁC THỜI KỲ

HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ

1. Đại hội đại biểu nông dân tập thể tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ nhất (tháng 10/1976)

Tại thành phố Nam Định từ ngày 15 - 19/10/1976 với 350 đại biểu thay mặt cho hơn 1 triệu nông dân, xã viên HTX nông nghiệp trong tỉnh.

Đại hội bầu BCH gồm 35 đồng chí, Ban Thường trực Hội đồng gồm 8 đồng chí. Đồng chí Trần Tính được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Văn Tuyên, đồng chí Phạm Văn Chương giữ chức Phó Chủ tịch, đồng chí Hoàng Tân là Thường trực Hội.

2. Thi hành Chỉ thị 78 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 27 tháng 9 năm 1979, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 06 hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện. Thực hiện Chỉ thị số 78 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Hội Liên hiệp nông dân tập thể, trong hai ngày mồng 10 và 11-4-1980, Hội đồng nông dân tập thể tỉnh họp hội nghị đại biểu toàn tỉnh với 630 đại biểu, tiến hành đổi tên Hội thành Hội liên hiệp nông dân tập thể tỉnh Hà Nam Ninh, thành lập Ban Chấp hành lâm thời trên cơ sở của số ủy viên chấp hành cũ. Ban Thường trực gồm 8 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Chương được cử làm Chủ tịch Hội, đồng chí Phạm Thanh Dưỡng và đồng chí Vũ Thị Tâm  được cử làm Phó Chủ tịch Hội. Do vậy, hội nghị này có thể coi là một Đại hội lần thứ II.

3. Đại hội đại biểu Hội liên hiệp nông dân tập thể tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ ba (tháng 11/1983)

Từ ngày 16 – 18/11/1983 với 333 đại biểu thay mặt cho hơn 80 ngàn hội viên về dự. Mục tiêu của Đại hội “Ra sức tuyên truyền giáo dục vận động giai cấp nông dân tập thể, phát huy lòng yêu nước, yêu CNXH, tinh thần làm chủ tập thể, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu…

Đại hội bầu ra 39 đồng chí trong BCH, 8 đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh Hội. Đồng chí Phạm Văn Chương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Vũ Thị Tâm, đồng chí Phạm Thanh Dưỡng là Phó Chủ tịch Hội.

4. Đại hội đại biểu Hội Nông dân tập thể Hà Nam Ninh lần thứ tư (tháng 7/1987)

Ngày 11/7/1987, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tập thể được tổ chức với 247 đại biểu. Mục tiêu của Đại hội “Ra sức xây dựng Hội Nông dân tập thể vững mạnh, vận động nông dân thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ tỉnh lần thứ IV

Đại hội bầu ra 39 đồng chí trong BCH. Đồng chí Đỗ Thị Hồng Rây được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Thanh Dưỡng là Phó Chủ tịch Hội. Đại hội tập trung vào 4 phong trào mũi nhọn, “5 nhiệm vụ cụ thể” và “5 việc” cho hội viên nông dân. Tháng 10/1988, hội nghị BCH đã bầu bổ sung đồng chí Tô Xuân Giám giữ chức Phó Chủ tịch Hội.

Ngày 12/8/1991 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết tách tỉnh Hà Nam Ninh để tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình.

5. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Hà lần thứ V (tháng 11/1992)

Từ ngày 22 - 24/11/1992 với 245 đại biểu thay mặt cho 42 vạn hội viên về dự. Đại hội đã đánh giá tình hình nông nghiệp, nông thôn và công tác Hội từ Đại hội III, Hội Nông dân Hà Nam Ninh (tháng 7/1987 đến năm 1992). Mục tiêu tổng quát của Hội trong 5 năm (1991 – 1996) là “xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, sản xuất, làm giàu, đoàn kết, dân chủ, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.

Đại hội đã bầu 27 đồng chí trong BCH, 7 đồng chí Ban Thường vụ. Đồng chí Tô Xuân Giám được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Bá Ninh, đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung là Phó Chủ tịch Hội.

Tháng 01/1997 tỉnh Nam Định được tái lập. Sau đó tháng 03/1997 đồng chí Trần Nhật Căn và đồng chí Trần Quốc Khánh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định.

6. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ VI (tháng 10/1998)

Từ ngày 19 – 21/10/1998 với 250 đại biểu thay mặt cho 199.787 hội viên ở 10 huyện, thành, 211 cơ sở, 3.056 chi hội. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ tổng quát cho cả nhiệm kỳ là “Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nông dân, phát huy nội lực, tiềm năng và bản chất tốt đẹp của giai cấp nông dân, nêu cao vị thế chính trị của tổ chức Hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đổi mới phương thức hoạt động, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”.

Đại hội đã bầu ra BCH gồm 29 đồng chí, Ban Thường vụ 8 đồng chí. Đồng chí Trần Nhật Căn được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Quốc Khánh giữ chức Phó Chủ tịch Hội. Năm 2001, bầu bổ sung đồng chí Trần Quốc Tư giữ chức Phó Chủ tịch Hội.

7. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ VII (tháng 5/2003)

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nam Định lần thứ VII nhiệm kỳ 2003 – 2008 được tiến hành trong thời gian từ ngày 15 – 16/5/2003 tại Nhà văn hóa 3/2 thành phố Nam Định với 249 đại biểu thay mặt cho 288.369 hội viên ở 10 huyện, thành, 213 cơ sở, 3.139 chi hội. Mục tiêu tổng quát của Đại hội là “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Đại hội quyết nghị thông qua Nghị quyết tập trung vào 2 chương trình công tác trọng tâm, 3 phong trào thi đua và 9 chỉ tiêu chủ yếu.

Đại hội đã bầu ra BCH gồm 31 đồng chí, Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Trần Nhật Căn được bầu tái cử giữ chức Chủ tịch, đồng chí Trần Quốc Khánh và đồng chí Trần Quốc Tư giữ chức Phó Chủ tịch Hội. Tháng 6/2005 hội nghị BCH lần thứ 5 khóa VII bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Thành giữ chức Phó Chủ tịch Hội thay cho đồng chí Trần Quốc Tư nghỉ chế độ.

8. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ VIII (tháng 9/2008)

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nam Định lần thứ VII nhiệm kỳ 2008 – 2013 được tiến hành trong thời gian từ ngày 23 – 24/9/2008 tại Nhà văn hóa 3/2 thành phố Nam Định với 270 đại biểu thay mặt cho hơn 35 vạn hội viên ở 10 huyện, thành, 213 cơ sở, 3.141 chi hội. Mục tiêu tổng quát của Đại hội là “Tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân, vận động tập hợp nông dân vào tổ chức Hội”.

Đại hội quyết nghị thông qua Nghị quyết tập trung vào 2 chương trình công tác trọng tâm, 3 phong trào thi đua và 7 chỉ tiêu chủ yếu.

Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí, Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thành được bầu giữ chức Chủ tịch, đồng chí Trần Quốc Khánh và đồng chí Vũ Đình Mạc giữ chức Phó Chủ tịch Hội. Tháng 8/2010 hội nghị BCH khóa VIII bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Hùng Mạnh giữ chức Phó Chủ tịch Hội thay cho đồng chí Vũ Đình Mạc chuyển công tác. Tháng 4/2013 hội nghị BCH khóa VIII bầu bổ sung đồng chí Vũ Anh Hiếu giữ chức Phó Chủ tịch Hội thay cho đồng chí Trần Quốc Khánh nghỉ hưu.

9. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ IX (tháng 5/2013)

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nam Định lần thứ IX nhiệm kỳ 2013 – 2018 được tiến hành trong thời gian từ ngày 7 - 8/5/2013 tại Nhà văn hóa 3/2 thành phố Nam Định với 295 đại biểu thay mặt cho hơn 36 vạn hội viên ở 10 huyện, thành, 213 cơ sở, 3.170 chi hội. Mục tiêu tổng quát của Đại hội là “Tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên nông dân, vận động tập hợp nông dân vào tổ chức  Hội”.

Đại hội quyết nghị thông qua Nghị quyết tập trung vào 2 chương trình công tác trọng tâm, 3 phong trào thi đua và 10 chỉ tiêu chủ yếu.

Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí, Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Hùng Mạnh được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Vũ Anh Hiếu, đồng chí Nguyễn Thanh Long giữ chức Phó Chủ tịch Hội. Tháng 5/2014 hội nghị BCH khóa IX bầu bổ sung đồng chí Bùi Thị Thơm giữ chức Chủ tịch Hội thay đồng chí Nguyễn Hùng Mạnh chuyển công tác. Tháng 01/2015 hội nghị BCH khóa IX bầu bổ sung đồng chí Tô Xuân Hiệp giữ chức Phó Chủ tịch Hội.

10. Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ X (tháng 9/2018)

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nam Định lần thứ X nhiệm kỳ 2018 - 2023 được tiến hành trong thời gian từ ngày 18-19/9/2018 tại Trung tâm văn hóa 3/2 thành phố Nam Định với 295 đại biểu thay mặt cho hơn 32 vạn hội viên ở 10 huyện, thành phố, 212 cơ sở, 3.170 chi hội. Mục tiêu tổng quát của Đại hội là “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện và tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Vận động hội viên, nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao và bền vững. Làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo, khả năng liên kết, hợp tác của hội viên, nông dân. Đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. Chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ và năng lực. Nâng cao chất lượng hội viên, nhận thức về mọi mặt cho hội viên, nông dân, giúp nông dân tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, kinh doanh, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân, tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững”.

Đại hội quyết nghị thông qua Nghị quyết tập trung vào 5 nhiệm vụ công tác trọng tâm và 11 chỉ tiêu chủ yếu.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 33 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Hùng Mạnh được bầu tái cử giữ chức Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thanh Long, đồng chí Tô Xuân Hiệp và đồng chí Đặng Ngọc Hà được bầu giữ chức Phó Chủ tịch./.

Ban Xây dựng Hội