Nông dân xã Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng) phát triển nghề mộc mỹ nghệ.
Để hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, các cấp HND trong tỉnh đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm. Việc triển khai Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) được quan tâm. Đến nay, 9/10 huyện, thành phố đã thành lập Ban vận động và xây dựng được Quỹ HTND; cấp xã thành lập được 202/212 Ban vận động xây dựng Quỹ. Tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh là 25,353 tỷ đồng cho 1.041 hộ vay (tăng 18,746 tỷ đồng so với năm 2010). Trong đó, Trung ương Hội ủy thác 14,9 tỷ đồng, Quỹ cấp tỉnh 1,85 tỷ đồng, Quỹ cấp huyện 2,599 tỷ đồng; nguồn vốn do HND xã vận động trên 6 tỷ đồng. Các dự án từ nguồn vốn Quỹ HTND các cấp được triển khai theo mô hình tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, hình thành chuỗi liên kết có hiệu quả thiết thực, sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn. Toàn tỉnh đã có 49 tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, 1 hợp tác xã đã được vay vốn Quỹ HTND (bình quân một mô hình được vay 500 triệu đồng). Qua đó giúp hội viên phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động nông thôn. Các cấp HND trong tỉnh còn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT Bắc Nam Định cho 60.458 hộ vay với tổng dư nợ 9.531 tỷ đồng (tăng 8.129 tỷ đồng so với năm 2010); phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 40.327 hộ vay với tổng dư nợ 1.169,7 tỷ đồng (tăng 494,432 tỷ đồng so với năm 2010). Hàng năm HND các cấp còn phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng trên 10 nghìn tấn phân bón, hàng nghìn tấn thức ăn chăn nuôi theo phương thức trả chậm, giúp nông dân phát triển sản xuất. Cùng với đó, các cấp HND trong tỉnh tích cực vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sau dồn điền, đổi thửa, hầu hết các xã đã quy hoạch được “cánh đồng lớn” để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; đã có 83% số xã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Toàn tỉnh có hàng trăm tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ ruộng đất với diện tích đất canh tác khoảng 900ha; xây dựng được 151 cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích trên 11 nghìn ha; hình thành 25 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tiêu biểu như chuỗi liên kết sản xuất gạo của nông dân các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh với Công ty TNHH Toản Xuân, Công ty Cường Tân; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa các HTX nông nghiệp với Công ty Minh Dương, Công ty Cổ phần Đồng Giao; tổ hợp tác liên kết sản xuất - tiêu thụ cá bống bớp huyện Nghĩa Hưng... Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 129 nghìn hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Hàng năm, các cấp HND trong tỉnh vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ gần 7.000 hộ nông dân khó khăn có thêm tiền vốn, vật tư để sản xuất. Trong 10 năm qua, các cấp Hội trực tiếp đóng góp ủng hộ 1.548 triệu đồng, giúp 292 hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn nâng cao mức sống; hỗ trợ nâng cấp 12 căn nhà; tặng 300 chiếc xe đạp cho con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, các cấp Hội trực tiếp tặng 300-500 suất quà, mỗi suất trị giá từ 200-500 nghìn đồng cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VII) về đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, HND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng mô hình điểm và nhân ra diện rộng. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 31 tổ hội nghề nghiệp với 661 thành viên, là tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần đổi mới và thúc đẩy xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Ngoài ra, trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 987 lớp đào tạo nghề cho 32.571 lao động nông thôn, trong đó Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 147 lớp cho 4.856 lao động nông thôn, 85% số lao động sau đào tạo có việc làm và thu nhập ổn định.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của HND trong xây dựng NTM, các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, hiến đất làm đường giao thông và nội đồng, chấp hành tốt chủ trương về giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án; tham gia đóng góp ngày công, đối ứng kinh phí để làm đường bê tông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương. 10 năm qua, các hộ nông dân đã góp 2.897ha đất nông nghiệp (giá trị khoảng 5.800 tỷ đồng), hiến 206ha đất thổ cư (giá trị trên 1.000 tỷ đồng) làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, các công trình phúc lợi... Đặc biệt, HND tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM. Hàng năm, các cấp Hội phối hợp tổ chức tuyên truyền cho trên 10 nghìn hội viên về bảo vệ môi trường; triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình “Hàng cây nông dân”, “Xây dựng tuyến phố, ngõ xóm không có rác thải”, “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, “Vệ sinh môi trường và trồng hoa ven đường”, “Thu gom bao bì, thuốc bảo vệ thực vật ngoài cánh đồng”...
Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư, nhận thức của cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò trách nhiệm của tổ chức HND và giai cấp nông dân trong tiến trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM chuyển biến tích cực. Chính quyền các cấp đã cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Đề án vào hoạt động quản lý, điều hành; quan tâm để HND tham gia phối hợp thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương./.
Bài và ảnh: Lam Hồng
Nguồn: baonamdinh.com.vn