Hội Nông dân xã Trực Tuấn tham gia bảo vệ môi trường
Cập nhật lúc 8:9, ngày 30/11/2022 (GMT+7)
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Nông dân (HND) xã Trực Tuấn luôn xác định vị trí, vai trò trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết rộng rãi nông dân vào tổ chức Hội, tuyên truyền vận động hội viên nông dân tích cực giúp nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần.Trong đó phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, trọng tâ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. HND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nhân các sự kiệnlớn, như: hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ quốc gia vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn... Viết tin bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trong các buổi sinh hoạt chi Hội…

Tập trung chỉ đạo 08/08 tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề: “Nói không với túi nilon và rác thải nhựa”, “Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”, “Sạch từ nhà ra ngõ”, “Tiếng kẻng vệ sinh môi trường, sạch làng, tốt ruộng, đẹp quê hương”. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường; kỹ thuật thu gom, phân loại rác thải của hộ gia đình;thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn hội viên, nông dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi thân thiện với môi trường như: làm hầm biogas… Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân tham gia thực hiện góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

Tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể

Thực hiện chỉ tiêu thi đua “Tham gia xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu” của Hội cấp trên, HND xã đã đăng ký với Hội cấp trên và cấp ủy Đảng địa phương việc làm cụ thể: Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

Theo đó, để triển khai mô hình, HND xã đã xây dựng khẩu hiệu “Cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật”. HND xã đã phân công từng đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, chi hội trưởng đi từng hộ để tuyên truyền vận động, cấp phát tờ rơi, tờ gấp có nội dung nói về tác hại của việc vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra môi trường; tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon; viết tin bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; khuyến cáo, hướng dẫn hội viên nông dân và nhân dân trong xã bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định. Đồng thời, tuyên truyền cho hội viên lựa chọn các giống lúa ít sâu bệnh, xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Định kỳ, sau khi kết thúc vụ sản xuất, HND xã vận động hội viên tổ chức ra quân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trên các cánh đồng vào bể chứa. Với 90 bể chứa bằng bê tông có nắp đậy được đặt tại vị trí thuận tiện đường giao thông, xa nguồn nước, xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sau khi kết thúc vụ mùa, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hội viên nông dân vận chuyển về điểm tập kết rác của địa phương để xe chở rác chở đến nơi tiêu hủy an toàn, bảo đảm tiêu hủy đúng quy trình, quy định.

 

Hội viên tham gia thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào nơi quy định

Cùng với đó, mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình” được triển khai và nhân rộng. Được sự quan tâm của Hội cấp trên, năm 2020, HND xãlựa chọn xây dựng điểm mô hình tại chi An Quần, Thượng Đồng với 110 hộ tham gia. Sau một thời gian triển khai, khi hội viên nông dân nhận thấy việc phân loại rác đem lại hiệu quả thiết thực, mô hình được nhân rộng ra toàn xã với 420 hộ tham gia. Qua đó, giúp người dân hình thành thói quen phân loại rác thải ngay tại gia đình trước khi mang đi tập kết. Rác thải hữu cơ được phân loại như: lá cây, thức ăn thừa, rau cỏ, trái cây hư... cho vào ủ và trộn với chế phẩm sinh học EMIC; sau 30-40 ngày, rác phân hủy thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, có ích cho cây trồng. 

Bên cạnh đó, định kỳ HND xã phát động hội viên ra quân nạo vét kênh mương, dọn cỏ vớt rác, khơi thông dòng chảy, chăm sóc tuyến đường hoa, dọn vệ sinh 2 bên các tuyến đường tự quản và các tuyến đường khu dân cư, vận động các gia đình trồng và chăm sóc cây xanh...

Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực của HND xã đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới./.

Trần Thị Thêu

Chủ tịch HND Trực Tuấn

 

CÁC TIN TỨC KHÁC