Hỏi đáp
 
Câu trả lời:  Trong cuộc sống hàng ngày ở các cộng đồng dân cư (bao gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác) có thể nảy sinh những tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ giữa người dân. Để giải quyết nhanh chóng, kịp thời những mâu thuẫn, xích mích này, nhằm bảo đảm sự đoàn kết, giữ gìn tình nghĩa láng giềng, hòa giải viên sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Hoạt động này được hiểu là hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải viên là những người được công nhận theo trình tự do pháp luật quy định, họ hoạt động trong tổ hòa giải, một tổ chức tự quản do nhân dân thành lập./.

Câu trả lời:

Điều 3, Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012 quy định: việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

Đối với trường hợp của ông Tiến và bà Hiền, đây là tranh chấp mâu thuẫn nhỏ nảy sinh giữa hai gia đình. Vụ việc này không thuộc các trường hợp mà pháp luật cấm hòa giải nên hòa giải viên có quyền tiến hành hòa giải./.

Câu trả lời:  Theo quy định tại Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2012, hoạt động hòa giải phải tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

- Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

- Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp hòa giải viên có trách nhiệm thông báo theo quy định của pháp luật

- Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự./.

(Nguồn: moj.gov.vn)
Câu trả lời:  Thủ tục bầu, công nhận hòa giải viên được quy định tại Điều 8 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:

- Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên.

- Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau đây:

+ Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình;

+ Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.

- Kết quả bầu hòa giải viên:

+ Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý;

+Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp;

+ Trường hợp số người được bầu không đủ để thành lập tổ hòa giải thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng;

+ Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên.

Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố./.

 

 (Nguồn: moj.gov.vn)

Câu trả lời:  Theo Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, hòa giải viên có những quyền sau đây:

- Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.

- Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.

- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.

- Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.

- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.

- Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải./.

Câu trả lời:  Theo quy định tại Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, trong trường hợp trên, văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng anh H là vô hiệu và không được pháp luật công nhận.
                                          Nguồn moj.gov.vn       

Câu trả lời:  Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 11 Luật Tố cáo năm 2011. Theo đó, người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

- Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

- Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

- Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

- Kết luận về nội dung tố cáo;

- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ:

- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

- Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

Câu trả lời:  Theo khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Trường hợp cụ thể này, vì người bị bà Hoàng tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nên thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện sở tại.

Câu trả lời:

 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, người con nuôi của ông bà Y thuộc hàng thừa kế thứ nhất và hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Do không có di chúc nên di sản thừa kế của ông bà Y sẽ được chia theo pháp luật, người con nuôi cũng sẽ được hưởng phần tài sản bằng với hai người con đẻ của ông bà Y vì tất cả đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Câu trả lời:

(Chinh phu.vn) - Tiêu chuẩn danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, cơ sở; 20 loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước; quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2017.


Ảnh minh họa
 

Công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC

Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực 04/10/2017.

Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tiêu chuẩn danh hiệu chiến sĩ thi đua

Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng có hiệu lực từ 01/10/2017, trong đó quy định tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, Chiến sĩ thi đua cơ sở.

20 loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước

Theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại có hiệu lực từ 01/10/2017, 20 hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Nghị định nêu rõ, chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia..

Bổ sung quy định xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức

Có hiệu lực từ ngày 05/10/2017, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP 18/08/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó, Nghị định bổ sung quy định về các tiêu chí xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức. Theo quy định mới, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: 1- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; 2- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ 21/10/2017, trong đó Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện đào tạo, hình thức bồi dưỡng.

4 biện pháp bảo đảm phải đăng ký

Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản, quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ 15/10/2017,  4 các biện pháp bảo đảm phải đăng ký gồm: 1- Thế chấp quyền sử dụng đất; 2- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; 4- Thế chấp tàu biển.

Cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên xuất bản phẩm

Thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ, nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm có hiệu lực từ 1/10/2017.

Cấp giấy phép qua mạng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử có hiệu lực từ 2/10/2017.

Hoàng Diên

Nguồn: Baochinhphu.vn

18:02, 03/10/207

Câu trả lời:

 Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2015 và 2 tháng năm 2016, tổng số cơ sở kiểm tra là 1.893, trong đó có 589 cơ sở có vi phạm chất cấm (chiếm 3,1%), trong đó có 17 mẫu thức ăn chăn nuôi; 257 mẫu nước tiểu lợn; 12 mẫu thịt, phủ tạng vi phạm chất cấm.

 

Từ đầu năm 2015, các đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được trên 40 tổ chức, cá nhân; phát hiện và xử lý 18 công ty có hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,6 tỷ đồng. Cục Thú y cũng đó chỉ đạo các chi cục lấy 1.457 mẫu nước tiểu và 385 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ. Kết quả, phát hiện 3 mẫu thịt (chiếm 0,77%), 147 mẫu nước tiểu (chiếm 10,7%) dương tính với Salbutamol.

Theo báo cáo của 43/63 tỉnh, thành phố, qua kiểm tra 1.129 cơ sở đã phát hiện 24 cơ sở vi phạm (chiếm 2,2%), phát hiện 12/649 (chiếm 1,8%) mẫu thức ăn chăn nuôi dương tính với Salbutamol; 69/1.026 mẫu nước tiểu (chiếm 6,7%), 1/172 mẫu thịt (chiếm 0,6%) có sử dụng chất cấm Salbutamol.

Để ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, theo các quy định mới của Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2016, các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước.

Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm.

Điều 317: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Phạm tội 2 lần trở lờn;

g) Tỏi phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 3 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

                                                (Nguồn Cổng thông tin điện tử TW Hội NDVN)

Câu trả lời:

 Ngày 03/7/2015, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Lệnh số 03/2015/L-CTN công bố Luật thú y đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, Luật thú y có 7 Chương, 116 Điều đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính và xã hội hóa trong công tác thú y. Luật thú y có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016, với một số quy định mới so với Pháp lệnh thú y năm 2004 như sau:

Thứ nhất: Luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật như khai báo, chẩn đoán bệnh, điều tra dịch bệnh; xử lý ổ dịch nhỏ lẻ, công bố dịch, tổ chức chống dịch trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

Thứ hai: Luật phân cấp thẩm quyền công bố dịch cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tạo điều kiện để địa phương chủ động phòng, chống dịch bệnh được hiệu quả, thuận tiện và nhanh chóng bảo đảo khống chế được dịch ngay khi mới phát sinh trên địa bàn, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Thứ ba: Luật quy định chỉ thực hiện kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh; đồng thời bỏ quy định kiểm dịch “theo số lượng, khối lượng”. Việc kiểm dịch được quản lý theo mối nguy cơ về dịch bệnh động vật như các cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh... không phải thực hiện kiểm dịch mà chỉ thực hiện đăng ký kiểm dịch với cơ quan thú y để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch lưu thông trong nước.

Thứ tư: Luật quy định việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung và phải có sự kiểm soát của cơ quan thú y; trừ trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có cơ sở giết mổ tập trung, luật mới cho phép được thực hiện tại cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ. Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và do y ban nhân dân cấp xã quản lý.

Thứ năm: Luật quy định thuốc thú y phải được quản lý và bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật mới được cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận lưu hành trên thị trường, đồng thời quy định rút ngắn thời gian giải quyết, đơn giản hóa hồ sơ, cắt giảm thủ tục giấy tờ và nâng thời hạn của các loại giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu thuốc thú y đều có thời hạn 05 năm.

Thứ sáu: Luật cho phép các cơ quan có thẩm quyền trong nước tổ chức thanh tra, kiểm tra tại nước xuất khẩu, cảnh báo và tạm dừng nhập khẩu các hàng hóa không đảm bảo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Thứ bảy: Luật quy định tương đối chi tiết trên các lĩnh vực, khi có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 áp dụng được ngay, không chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn./.

          Ban Biên tập

Câu trả lời:  

Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân. Điều đó được thể hiện trong các Hiến pháp và được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điều 22 quy định: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau”. Như vậy, theo quy định này, bạn có quyền tự do quyết định theo hoặc không theo đạo tin lành. Việc chồng và gia đình chồng ép bạn phải theo tôn giáo của họ là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn có thể giải thích, thuyết phục với chồng và gia đình chồng để họ hiểu và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bạn. Nếu như bạn không tự thuyết phục được thì nên nhờ sự giúp đỡ của những người có uy tín trong cộng đồng, chính quyền, đoàn thể nơi bạn đang sinh sống.


Câu trả lời:  Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Theo Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Vì vậy, trong thời gian người chồng đi làm ăn xa nhà, người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh, nếu người chồng đã có văn bản ủy quyền cho người vợ thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung này.

Câu trả lời:  Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật hôn nhân và  gia đình và các luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, anh A là người đại diện hợp pháp của hai vợ chồng trong quan hệ kinh doanh của nhà hàng.

Theo Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng anh A có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì anh A có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình, vợ anh A chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch trong quan hệ kinh doanh do anh A đại diện thực hiện.

Nguồn moj.gov.vn

Câu trả lời:  Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 mới được ban hành. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Câu trả lời:

 So với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì Luật tổ chức chính quyền địa phương đã có những quy định cụ thể hơn về tổ chức của Hội đồng nhân dân ở từng cấp đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cụ thể như sau:

 Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội. Tỉnh có hai trong ba điều kiện, tiêu chuẩn sau đây thì Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập thêm Ban dân tộc:

- Có trên 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;

- Có trên 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;

- Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại (theo Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14-01-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội và Ban đô thị.

Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Câu trả lời:

 Cách tính tuổi công dân để được ghi tên vào danh sách cử tri như sau:

- Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được ấn định (ngày 22-5-2016). Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.

- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

Câu trả lời:  Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:

- Đơn ứng cử;

- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

- Tiểu sử tóm tắt;

- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;

- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Mẫu các văn bản, giấy tờ nói trên được thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Câu trả lời:  1. Về thẩm quyền lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội:

- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.

2. Về thẩm quyền lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp; Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

1 - 20   26