Xin mời về thăm một bảo tàng đặc biệt
Cập nhật lúc 10:43, ngày 23/09/2019 (GMT+7)
Từ những năm xa xưa của thế kỷ trước, những người dân quê vùng Giao Thủy đều biết ở xã Giao Hoan (giờ là xã Giao Thịnh) có một làng tên gọi Bỉnh Di. Làng nổi tiếng cho đến ngày nay có một sản phẩm từ gạo nếp: Đó là rượu Bỉnh Di. Đặc sản rượu Bỉnh Di không có vùng nào “bắt chước” được. Vì cách làm men, cách ủ cơm rượu, cách nấu rượu, cách chọn gạo nếp chỉ có những nông dân vùng lúa này mới làm được.

Sang thế kỷ 21 này, bắt đầu từ ngày 12/12/2012, làng Bỉnh Di lại nổi tiếng thêm một địa chỉ mà cuốn hút nhiều khách thăm quan. Đó là Bảo Tàng Đồng Quê. Khu Bảo tàng này được xây dựng trên diện tích 6000m2 tại làng Bỉnh Di. Người có ý tưởng, rồi suy nghĩ cách làm để tạo lập một bảo tàng mang đặc sắc của một quê chuyên trồng lúa là cô giáo đã nghỉ hưu có tên Ngô Thị Khiếu – một cô gái sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Tân - huyện Xuân Trường về dạy học ở vùng này, cha mẹ cùng nhiều người thân đều là những nông dân bao năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để mưu sinh và tồn tại cũng như xây dựng làng quê bên lũy tre xanh.


Những ngôi nhà mang hình dáng của  làng quê là nơi sinh sống của người nông dân
vùng 
đồng bằng sông Hồng được dựng lại rất kỳ công.

          Hơn chục năm qua, Bảo tàng đồng quê luôn đón khách ở các nơi về thăm quan chiêm ngưỡng. Một lần về Bỉnh Di thăm Bảo tàng đồng quê, chúng tôi được anh Hoàng Văn Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng và chị Trần Thị Huê là hướng dẫn viên tiếp đón rất chu đáo và giới thiệu rất tỉ mỉ về các khu của Bảo tàng. Có về thăm Bảo tàng mới càng tâm đắc với mấy vần thơ:

“Đồng quê đâu có dễ làm

Tiền liền chưa đủ nỗi ham tột cùng

Chí cao như những anh hùng

Tuyệt vời ý tưởng, sáng bừng chữ tâm”

          Chữ tâm này từ lòng cô giáo Ngô Thị Khiếu lan tỏa ra cộng đồng. Mà người sát cánh thân thiết nhất với cô giáo Khiếu là một anh bộ độ Cụ Hồ: Đó là Tướng Hoàng Kiền -Anh hùng lực lượng vũ trang, là người chồng yêu quý của cô Khiếu. Suốt những năm anh Hoàng Kiền còn tại ngũ, khi ngoài đảo hay trong đất liền, ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo các chiến sỹ trong đơn vị hoàn thành nhiu nhiệm vụ đơn vị trao, anh còn tranh thủ xem xét, khi hiểu rõ ý tưởng, anh động viên cô giáo Khiếu sưu tầm các hiện vật của nông dân Việt Nam đưa về Bảo tàng đồng quê trưng bày cho thêm phong phú.

          Đến bên chiếc cổng vào sân khu Bảo tàng, cảm nhận của mọi khách thăm quan đều thống nhất: Từ chiếc cổng đã thấy hình nh của cổng làng quê Việt Nam. Sân, vườn, ao tuy nhỏ song mang hình dáng của làng quê, của nơi sinh sống, của nông dân Việt Nam vùng đồng bằng Sông Hồng. Ngoài căn nhà xây cao 4 tầng trưng bày các hiện vật gốc, nổi bật của nông dân chuyên nghề trồng lúa, còn có 3 ngôi nhà của các đối tượng ở quê nông thôn: Nhà địa ch, nhà trung nông và nhà bần nông. Đây là 3 đối tượng dân quê được xác định trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Vào mỗi ngôi nhà của mỗi đối tượng đều thấy được mức sống của các con người thuộc mỗi đối tượng. Từ cấu trúc ngôi nhà đến các thiết bị trong từng gian nhà đều rất phù hợp. Và, người khách thăm quan sẽ hiểu thêm lịch sử nông thôn, nông dân Việt Nam qua li của hướng dẫn viên Trần Thị Huê.

Qua khu nhà tuy nhỏ của Bảo tàng đồng quê nhưng những nét văn hóa làng quê nông nghiệp: lũy tre, hàng cây dâm bụt, luống rau thơm, cây khế chua, cây dâu và nhiều cây nhà quê hay trng vừa làm xanh mát vườn nhà lại làm rau ăn hay dùng làm cây thuốc chữa bệnh, có những loại cây nay sắp mất giống như cây chay, cây thị, cây sắn thuyền cũng được sưu tầm trồng tại đây. Nhờ chung tay của cộng đồng mà rất nhiều hiện vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước hết là cây lúa, từ khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch, chế biến… xem các dụng cụ của người dân quê, càng trân trọng hơn công lao một nắng hai sương của họ. Các loại nông cụ trồng lúa và làm nghề phụ trong lúc nông nhàn ở Bảo tàng đều có. Ở tầng 3 ngôi nhà 4 tầng được trưng bày theo từng chuyên đề. Các dụng cụ liên quan đến sinh hoạt của người dân quê như các dụng cụ phục vụ cho việc ăn trầu của phụ nữ. Nhiều dụng cụ phục vụ cho đời sống nhà nông bao đời nay còn lưu lại. Đơn giản như những cái đó, cái lờ, cái bũng… làm bằng tre để bắt tôm cua cá mùa nước lụt. Khách thăm quan không chỉ thưởng thức hương đồng gió nội rất thật mà trong thời gian thăm quan còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của vùng quê nông nghiệp nơi đây. Qua đó càng thấu hiểu thêm đời sống của người nông dân qua bao đời. Ta càng thêm trân trọng các sản phẩm nông nghiệp của thời xưa. Cái cầy, cái bừa, cái gàu tát nước. rồi đến các loại bát đũa mà nhà nông chuyên dùng qua bao thế hệ. Ở Bảo tàng đồng quê còn rất nhiều hiện vật đã sưu tầm được nhưng thiếu chỗ trưng bày. Có những hiện vật có giá trị về năm tháng lịch sử gắn với dân quê, hỏi mua cao tiền mà sở hữu không bán, sau khi xem Bảo tàng đồng quê người sở hữu lại mang đến tặng để cho mọi người, mọi thế hệ chiêm ngưỡng…

 

Bảo tàng lưu giữ những nông cụ của người nông dân trong nhiều thời kỳ

          Đến thăm Bảo tàng đồng quê ở làng Bỉnh Di. Đây là Bảo tàng duy nhất của đất nông nghiệp không chỉ của xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là vùng trồng lúa mà còn của cả vùng trồng lúa rộng lớn của Đồng bằng Bắc Bộ. Đến thăm Bảo tàng đồng quê ở làng Bỉnh Di khách còn được xem khu trưng bày kỷ vật chiến tranh mà thiếu tướng Hoàng Kiền cùng các đồng đội lưu giữ gửi về tham gia trưng bày. Thăm quan Bảo tàng đồng quê, người viết bài này xin được ghi li câu đối sau:

“Giữ lấy tinh hoa từ thưở trước

Để cho con cháu mãi ngàn sau”

          Câu đối không chỉ kết thúc bài viết mà qua Bảo tàng đồng quê, người xem và những người quản lý Bảo tàng cùng có một lời đề nghị với các cấp lãnh đạo và quản lý từ xã đến huyện, tỉnh hãy quan tâm hơn đến Bảo tàng đồng quê – một Bảo tàng duy nhất ở Bắc Bộ và có giá trị cho cả một nước sản xuất lúa nước như ở nước ta. Xin mời hãy đến thăm Bảo tàng đồng quê và cùng nhau “vào cuộc” để giải mã những băn khoăn cho Ban quản lý Bảo tàng và cho Bảo tàng đồng quê./.

Trần Anh Kim