Hồ sơ cấp giấy phép sản xuất phân bón
Cập nhật lúc 9:25, ngày 01/08/2019 (GMT+7)
(Nghị định 202/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón)

 

I. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón (Điều 9)

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón  gồm:

a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;

b. Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c. Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện sản xuất phân bón:

* Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:

a. Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;

b. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;

c. Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản xuất phân bón;

d. Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thực nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;

đ. Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

e. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

* Yêu cầu về nhân lực:

a. Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;

b. Người lao động trực  tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón”.

2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ tại Khoản 1 nêu trên. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Khoản 1 nêu trên.

II. Cơ quan cấp phép

Bộ Công thương cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trườn hợp tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì Bộ Công thương là cơ quan chủ trì nhận hồ sơ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

III. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón (Điều 10)

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kieemrtra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cán nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

IV. Nội dung Giấy phép sản xuất phân bón (Điều 11)

1. Giấy phép sản xuất phân bón gòm các nội dung chủ yếu sau:

a. Tên, địa chỉ, trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;

b. Địa điểm sản xuất phân bón;

c. Loại hình, công suất, chủng loại, danh muc phân bón sản xuất;

d. Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.

2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Nguồn: Trung tâm Tư vấn Pháp luật nông dân - Hội Nông dân Việt Nam
Ảnh minh họa (nguồn Internet)